CÁC CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
- Thời gian làm việc ở Nhật Bản như thế nào?
Đi lao động ở Nhật Bản có 3 mốc thời gian tùy theo phía Nhật Bản tuyển dụng là 1 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và lâu dài.
Về thời gian làm việc tại Nhật Bản, mỗi năm lao động làm việc chính thức trong khoảng từ 2065 giờ đến 2085 giờ, ngoài thời gian làm chính thức sẽ tính là thời gian làm thêm. Thời gian đi làm tại Nhật Bản thường theo giờ hành chính từ 8h00 – 17h00 từ thứ hai đến thứ 6. Một số ngành nghề có thể sẽ làm theo ca, mỗi ca làm việc cũng khoảng 7,5 – 8 giờ/ngày.
Về ngày nghỉ, trên cơ bản lao động đi XKLD Nhật sẽ được nghỉ lễ theo lịch chung của Nhật Bản và có thể sẽ được nghỉ thêm theo lịch của công ty. Trung bình mỗi năm lao động được nghỉ khoảng 105 ngày và vì vậy số giờ làm chính thức mỗi năm có thể sẽ bị ảnh hưởng (tức là không đạt đủ 2080 giờ/năm) nên đôi khi lao động vẫn phải làm cả ngày thứ 7 để đảm bảo đủ giờ làm. Ngày chủ nhật lao động sẽ được nghỉ.
Chú ý: khi công ty nhiều việc, lao động có thể sẽ phải làm thêm ngoài giờ hành chính và nhận lương cao hơn so với làm chính thức.
- Đi lao động Nhật Bản học giáo trình tiếng Nhật gì?
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường đều sẽ học giáo trình tiếng Nhật Mina no Nihongo nhé. Thông thường các bạn sẽ học giáo trình này từ bài 1 đến bài 25. Sau khi học hết đến bài 25, có thể bạn sẽ tiếp tục ôn tập lại 25 bài đó hoặc học thêm lên đến hết bài 50. Một số trung tâm ngoài dạy 25 bài sẽ dạy cả chữ Kanji thêm.
- Trúng tuyển nhưng mức lương bị điều chỉnh có thể bỏ đơn hàng không?
Việc mức lương bị sai lệch có hai trường hợp. Một là mức lương sẽ tăng, cái này chắc chả ai thắc mắc làm gì cả vì lao động là người được lợi mà. Trường hợp thứ hai là mức lương sẽ bị giảm, thông thường nếu giảm ít thì chắc nhiều bạn cũng cho qua nhưng giảm đến 1 man thì lại là số tiền khá nhiều. Trong trường hợp như của bạn, các bạn hoàn toàn có thể bỏ đơn hàng này và lấy lại được tiền cọc vì chuyện mức lương bị giảm thường do lỗi của phía Nhật nhé.
P/s: Thông thường những trường hợp như của bạn thì phía Nhật Bản sẽ có điều chỉnh nhất định như tăng mức lương lên thêm một chút hoặc có thể cam kết là cộng cả làm thêm sẽ được trung bình là bao nhiêu đó. Các bạn cứ cân nhắc xem có ký hợp đồng hay không nhé.
- Năm nay nên đi lao động Nhật Bản hay Đài Loan?
Hai thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản và Đài Loan là hai thị trường lao động lớn nhất tính đến thời điểm này. Về chi phí đi lao động thì Nhật Bản sẽ có phí cao hơn so với Đài Loan khoảng 30% (tùy đơn hàng). Về tiền lương, Nhật Bản có mức lương cao gần gấp đôi so với Đài Loan. Về thời gian xuất cảnh, đi Đài Loan làm việc thường xuất cảnh khá nhanh trong vòng 1 tháng trong khí đó đi XKLĐ Nhật thì phải đợi khoảng 6-8 tháng.
Sau cùng là nói về tình hình hiện tại, thị trường lao động Đài Loan hiện đã đạt tới ngưỡng bão hòa và gặp một số vấn đề trúc trắc nên năm 2021 vừa qua thị trường lao động Đài Loan khá trầm trong khi thị trường Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ. Năm nay, thị trường Đài Loan vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trong khi đó thị trường lao động Nhật Bản vẫn rất sôi động với đà tăng trưởng khá mạnh.
=> Nếu chọn giữa Đài Loan và Nhật Bản thì nên chọn thị trường lao động Nhật Bản nhé.
- Tại sao Nhật Bản tuyển nhiều lao động làm nông nghiệp?
Nông nghiệp của nước Nhật rất hiện đại từ khâu làm đất cho đến thu hoạch nhưng thực tế thì chỉ có một số rất ít lao động làm nông. Chính vì thế mà một ông chủ trang trại rộng lớn có khi chỉ có 2 đến 3 người làm mà thôi. Việc này dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong ngành nông nghiệp.
Một điểm nữa cần phải nói, đó chính là Nhật Bản áp dụng máy móc để cơ giới hóa nông nghiệp khá cao nhưng thực tế là các máy móc đó vẫn cần có người vận hành chứ không thể tự động 100% được, một số loại hình trồng trong nhà kính khi thu hoạch vẫn cần nhân lực, một số loại nông sản giá trị cao cũng không thể áp dụng máy móc để canh tác … thế nên nông nghiệp Nhật Bản hiện vẫn luôn thiếu lao động.
Viết 1 ý kiến
Têncủa bạn:Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !
Đánh giá: Tệ Tốt
Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:
Reload