Media

Fanpage - Facebook: Vietgroup Edu

video

Liên hệ tư vấn
Họ Tên:
E-Mail:
Điện thoại:
Nội dung đăng kí:

Hỗ trợ trực tuyến: Click  Hỗ trợ 

Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner Banner

32 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT TRONG CÔNG VIỆC VÀ TRONG CUỘC SỐNG

Kỹ năng mềm: chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

32 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT TRONG CÔNG VIỆC VÀ TRONG CUỘC SỐNG

1. Kỹ năng học tập, nghiên cứu

Kỹ năng học tập và nghiên cứu là những kỹ năng mà bắt buột bạn phải có trong quá trình học tập hay nghiên cứu một thứ gì đó. Đây là một bô phận quan trọng của kỹ năng sống được chuyển nhượng.

Khi bạn đã phát triển được kỹ năng học tập và nghiên cứu thì bạn sẽ khán phá ra cần làm những gì để học tập hiệu quả và những gì không cần thiết ở một trang thái rất QUYẾT LIỆT và CHUYÊN TÂM.

Khi bạn đã nâng cao được kỹ năng học tập của mình, điều này sẽ giúp bạn nâng cao được NHÂN THỨC về cách bạ học và tiếp thu kiến thức. Qua đó bạn có thể tự tin nắm vững kiến thức và kỹ năng học tập nghiên cứu trong suốt quá trình bạn tiếp thu.

Để có thể rèn luyện tốt kỹ năng này, người học cần có khả năng tổng hợp và lập luận chắc chắn để phân tích chính xác và đưa ra các mệnh đề có tính thuyết phục cao.

2. Kỹ năng giao tiếp

ky-nang-mem-giao-tiep

Giao tiếp là một hoạt động thường nhật xảy ra liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Đây là một kỹ năng RẤT RẤT QUAN TRONG và CẦN THIẾT bởi vì nó là cầu nối giữa người nói với người nghe.

Nếu bạn là một người có khả năng giao tiếp, bạn sẽ có được rất nhiều thuận lợi từ mọi mối quan hệ và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với bạn. Nếu bạn là người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.

Hãy nhớ rằng không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo cả. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống, những người được bạn cho là “dẻo miệng” hay “người nói chuyện linh hoạt”. Phía sau kỹ năng giao tiếp tốt của họ là những ngày luyện tập nói chuyện hằng ngày, nói và đúc kết kinh nghiệm dần dần họ mới sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo và nhuần nhuyễn hơn người khác.

3. Kỹ năng viết

Một kỹ năng QUAN TRỌNG sánh ngang với kỹ nang giao tiếp chính là kỹ năng viết. cho dù bạn là ai hay làm trong bất cứ lĩnh vực nào, thì chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp cần bạn sử dụng đến kỹ năng viết của mình. Bạn có thể phải viết một lá thư thăm hỏi, một bản báo cáo hay một kế hoạch tại nơi làm việc hoặc thú vị hơn là viết blog để chia sẻ,…Đặc biệt, nếu không có kỹ năng viết danh cho những người kinh doanh online thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ không ai quan tâm đến bởi vì không nhận được thông tin cần thiết để thu hút họ.

Kỹ năng viết sẽ là một công cụ tuyệt vời để bạn giao tiếp hiệu quả, muốn rèn luyện kỹ năng viết thì bạn cần phải NỖ LỰC luyện tập.

4. Kỹ năng nói trước đám đông

Hành động quan trọng hơn lời nói. Nhưng lời nói lại có khả năng truyền tải thông điệp của một người đến được với nhiều người. Vì vậy, nói trước đám đông là một kỹ năng RẤT RẤT QUAN TRỌNG.

Một số lượng người không nhỏ trong chúng ta xem việc nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó chỉ là nỗi sợ vô hình nhưng nó còn ám ảnh hơn cả những nỗi sợ như sợ rắn, sợ đi máy bay, có người còn sợ nó hơn cả sợ cái chết…Nhưng bạn phải thấy được một điều là, bạn không thể trốn tránh nó mãi được. Đặc biệt là trong xã hội phát triển hiện nay, khi mà khả năng nói trước đám đông được vận dụng ở khắp mọi nơi.

Bạn có thể được moi lên để trình bày một bài học nào đó khi còn đi học, có thể phải trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp khi đi làm…Vậy làm sao để bạn vượt qua những thử thách đó?

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói cái gì? – Nghe có vẻ không ngớ ngẩn nhưng bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy áp dụng kỹ năng viết liệt kê nó thành những ý chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi.

5. Kỹ năng thuyết phục

Thuyết phục là gì? Thuyết phục là việc bạn đưa ra các lý luận, sự kiện, giải thích hoặc chứng cứ nào đó. Từ đó làm cho người đối diện tin và thực hiện hành động theo mong muốn của bạn. Nó cũng có thể hiểu là Thuyết phục là việc làm cho đối phương thay đổi hành vi theo định hướng mà chúng ta mong muốn

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong giao tiếp chính là kỹ năng thuyết phục người khác. Kỹ năng này không chỉ sử dụng trong việc kinh doanh, hợp tác,..mà bất kể khi nào bạn muốn người khác nghe theo ý kiến của mình bạn đều phải sử dụng đến kỹ năng thuyết phục.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn dùng kỹ năng thuyết phục một cách thường xuyên mà có lẻ bạn không nhận ra. Có lẻ do nó diễn ra rất nhanh và thường không có sự chuẩn bị. Khi bạn cần thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm gì của bạn, bạn cần thuyết phục đối tác chấp nhập một hợp đồng nào đó, hay đơn giản là khi bạn cần vay tiền, mượn đồ, rủ bạn gái đi chơi,…

6. Kỹ năng xây dựng niềm tin

Tại sao có những người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bật trong cuộc sống?

Tạo sao có nhưng tỉ phú, triệu phú xây dựng cơ nghiệp chỉ với 2 bàn tay trắng?

Tại sao có những người tạo ra những thành quả phi thường vượt xa những gì mong đợi?

Có phải do họ tài năng hay là thiên tai bẩm sinh hoặc năng lực hơn người?

Có phải học so điều kiện tốt hơn so với người khác?

SAI RỒI!

Điểm khác biệt giữa những người thành công so với người bình thường chính là họ có một niềm tin mãnh liệt vào việc bản thân làm. Niến tin này là SỨC MẠNH, là NGỌN LỬA thôi thúc họ CHIẾN ĐẤU bằng mọi giá phải đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nếu bạn là một người có niềm tin hạn chế sẽ là một trở ngại vô cùng lớn trong công việc và cuộc sống của bạn.

Bạn sẽ không thể đứng trước đám đông để thuyết trình một vấn đề gì mà bản thân mong muốn mặc dù bạn chẳng có lý do gì sợ hãi nó cả

Bạn sẽ chẳng thể bán hàng và tư vấn thành công khách hàng của bạn được mặc dù bạn thừa khả năng để làm chuyện đó

Bạn chẳng thể làm bất cứ điều gì chỉ vì thiếu niềm tin.

Khi bạn đã tin một chuyện gì đó hay một vấn đề gì đó, niềm tin ấy sẽ là nguồn năng lượng cực kỳ MẠNH MẼ để tạo ĐỘNG LỰC cho bạn hành động nó. Niền tin sẽ là một chiếc chìa khóa mở ra những NĂNG LỰC VÔ HẠN mà bản thân bạn cũng không biết tại sao mình có thể làm được nó.

Ai cũng có mỗi khối óc một trái tim, sự thật không ai tài giỏi hơn hay thông mình hơn bạn cả. Nếu có, đa phần là do họ biết cách để phát huy tối đa tiềm lực bản thân và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn mà thôi. Họ cứ TIN TIN VÀ TIN cứ áp dụng như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình cũng như vào công việc. Trên thực tế, bạn có thể làm được bất cứ điều gì mà những người đó đã làm. Chỉ cần bạn hội tủ đủ long NHIỆT THÀNH – TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN & NIỀM TIN không giới hạn. Điều đó sẽ làm cho bạn theo đuổi đến cùng những gì bạn mong muốn trở thành.

Niềm tin càng lớn, thành công đến với bạn càng lớn. Và khi bạn đã đạt được kết quả như ý, niềm tin của bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

7. Kỹ năng trình bày vấn đề

Trong một nỗi dùng giống nhau, mỗi người sẽ có cách trình bày khác nhau và không ai giống ai.

Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao có người thì trình bày một vấn đề nào đó rất dễ hiểu mà có người lại không?

8. Kỹ năng quản lý thời gian

“Ước gì mình có thêm thời gian để làm nhiều việc hơn…”

“Ước gì một ngày có thêm 24 tiếng để mình làm xong việc…”

Nếu đây là câu nói hay thường trực trong bạn thì có lẽ bạn chưa biết cách để quản lý thời gian như thế nào cho hiệu quả rồi!

Quản lý thời gian có nghĩa là bạn sẽ làm cách nào đó để kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thời gian và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó.

9. Kỹ năng quản lý tinh thần

Một tinh thần phấn chấn sẽ giúp bạn thúc đẩy sự sáng tạo và tăng hiệu quả làm việc một cách tốt nhất. Nếu bạn biết cách quản lý tinh thần một cách đúng đắn và tích cực thì mọi quyết định hay hành động của bạn sẽ rất dễ dàng và thoải mái để đạt được những mục tiêu đề ra.

10. Kỹ năng quản lý sự tập trung

Kỹ năng tập trung là gì? – Tập trung ở đây là năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc mà bạn đang làm. Đó có thể là đọc sách, giải một bài toán, trò chuyện với một ai đó hoặc giải quyết những vấn đề chuyên môn trong học tập hay công việc. Một phần lớn trong chúng ta thường gặp khó khăn trong làm việc hay học tập, nguyên nhân chủ yếu là do mất sự tập trung. Nhận thức và sự hiểu biết về sự tập trung của họ không đủ để giúp họ nâng cao kỹ năng tập trung.

Mỗi người trong chúng ta sẽ có cách tập trung bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với từng mục đích và dựa trên các yếu tố thần kinh khác nhau.

Có người có thể duy trì sự tập trung trong một thời gian dài, họ thể hiện tốt hơn trong tất cả các thử thách về nhận thức so với những người không có khả năng đó.

Một người không có kỹ năng tập trung chỉ có thể lướt qua phàn bề mặt của kiến thức nhưng không thể đào sâu hơn được và khám phá những điều hay ho bên trong. Trong khi người có sự tập trung vững vàng sẽ làm được cả hai điều đó. Họ như người thuyền trưởng và cũng chính là người thợ lặn tìm những kiến thức quý báu để đi đến thành công.

11. Kỹ năng thư giãn

Nghe tên có vẻ đây sẽ là một kỹ năng dễ đúng không? Nhưng trên thực tế không phải ai trong chúng ta cũng có thể thực hành kỹ năng này hiệu quả. Kỹ năng thư giãn rất cần thiết trong cuộc sống mỗi con người. Vậy chúng ta phải làm thể nào để có thể thư giản một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao?

12. Kỹ năng thay đổi & thích nghi

THAY ĐỔI & THÍCH NGHI là kỹ năng quyết định và ảnh hướng đến thành công rất mật thiết. Đây là kỹ năng giúp bạn chủ động tìm hiểu về môi trường mới, thiết lập mối quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia họat động để trở thành một nhân tố đắc lực dẫn đến thành công.

Sự thay đổi dù là khách quan hay chủ quan cũng là thứ không thể tranh khỏi trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc bạn có thể kiểm soát được nó nhưng trong một số trường hợp thì lại không. Cách duy nhất giúp bạn lúc này chính là sự THÍCH NGHI VỚI THAY ĐỔI, hãy xem đây là cơ hội để bạn tận dụng nắm bắt sự thay đổi để phát triển.

Khi bạn đã có được kỹ năng này, dù đặt bạn vào một nơi khốc liệt như thế nào bạn cũng có thể thích nghi và thay đổi để làm nhân tố nổi bật trong đó.

13. Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh

Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều người sẽ rất mệt mỏi và stress vì cứ gặp phải những vấn đề lặp đi lặp lại từ những việc đơn giản đến phức tạp, hoặc những vấn đề xảy ra mà chúng ta không biết phải giải quyết nó như thế nào cho hợp lý.

Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh là kỹ năng mang tính quyết định ảnh hương rát nhiều đối với sự thành công của bạn trong một vấn đề hay trong công việc, học tập. Trong cuộc sống, có vô vàn những vấn đè bắt buột chúng ta phải giải quyết, mà không vấn đề nào giống vấn đề nào cả. Điều quan trọng là bạn hộ tụ đủ TƯ SUY và NỘI LỰC để tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết đẻ khi gặp một vấn đề khác chúng ta có thể vận dụng những PHẢN XẠ đã có sẵn để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

14. Kỹ năng làm lãnh đạo

ky-nang-mem-lanh-dao

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng giúp bạn thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó trong việc lãnh đạo bằng cách lựa chọn và vận dụng đúng đắn những tri thức, kinh nghiệm và tư duy sắc bén.

Người lãnh đạo có kỹ năng sẽ là người hiểu thấu đáo về hoạt động lãnh đạo. Ở mỗi cấp lãnh đạo khác nhau thì mỗi loại kỹ năng thể hiện sự cần thiết sẽ khác nhau.

15. Kỹ năng nhận diện đối phương

Trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tồn tại người tốt, kẻ xấu, vậy làm sao biết ai hay ai dở để đặt niềm tin đúng chỗ?

Nghe cách nói chuyện, nhìn gương mặt và sự biểu lộ tình cảm của một người ta có thể phán đoán được phần nào đó tính cách của họ. Nếu bạn học được kỹ năng nhận diện đối phương trong giao tiếp hằng ngày, bạn sẽ biết cách để nhìn nhận và hợp tác với đúng người tạo ra sự hiểu quả trong công việc và có những mối quan hệ CHẤT LƯỢNG hơn.

16. Kỹ năng thu hút người tài

Thời đại mới nên việc các nhà tuyển dụng thu hút được nhân tài là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Đã qua rồi cái thời mà “Kẻ hiền cống hiến cho quốc gia” hay trung thành và tận tụy cống hiếu cho công ty đến cuối đời. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp mà không thu thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng chắc chắn họ sẽ chuyển sang tìm việc làm ở những công ty có nhiều thuận lợi hơn.

17. Kỹ năng truyền cảm hứng

Trong bất cứ vấn đề gì của cuộc sống đặc biệt là công việc thì con người là cốt lõi của sự phát triển. Nếu bạn là một người muốn đem đến sự công hiến hay tạo cho mình một năng lực khác lạ so với những người xung quanh thì bạn hãy nghĩ đến kỹ năng truyền cảm hứng. Đây sẽ là một kỹ năng tuyệt vời nếu bạn quyết tâm luyện tập nó để hướng đến thành công. Và kỹ năng này thường dành cho những người lãnh đạo hay chủ một doanh nghiệp.

Để có thể truyền cảm hứng cho người khác bằng những câu nói truyền cảm hứng hay hành động truyền cảm hứng thì bạn phải trải qua thời gian TIM HIỂU – HỌC HỎI – THỬ NGHIÊM – ĐÚC KẾT xem đâu là những phương pháp truyền cảm hứng hợp lý nhất.

18. Kỹ năng LẮNG NGHE

Trong giao tiếp không chỉ đơn giản là bạn nói không là được. Giao tiếp đòi hỏi cả 2 kỹ năng là NÓI và LẮNG NGHE.

Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu vấn đề

Lắng nghe sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới

Lắng nghe để bạn có thể mở rộng quan hệ

Lắng nghe để biết cách giải quyết

Việc lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có được những lợi thế và giành được sự thiện cảm của người đối diện.

Nghe thì có vẻ đơn gian những thật sự không phải ai trong chúng ta cũng làm tốt được. Nếu chúng ta chỉ lắng nghe một cách HỜI HỢT mà chẳng đúc kết được gì thì kết quả đúc kết từ việc lắng nghe đó cũng chỉ là con số không tròn trĩnh mà thôi. Vì vậy mỗi người trong chúng ta nen rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, vừa là cách để học hỏi gia tăng kiến thức vừa cách để năng cao giá trị bản thân của mình lên. Người thành công sẽ là những người biết lắng nghe và chọn lọc kiến thúc để thu nạp một cách thông mình và hiệu quả nhất!

19. Kỹ năng đặt câu hỏi

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng khi giao tiếp những bản thân lại không hiểu được người đối diện?

Đó là do hai bên có sự ngăn cách về kiến thức, lập trường, hoặc thường chỉ nói về vấn đè của bản thân mình. Kỹ năng đặt câu hỏi sẽ là cách để chúng ta thấu hiểu và đưa câu chuyện về giá trị.

20. Kỹ năng lên kế hoạch

Trong công việc lẫn cuộc sống, thời gian chúng ta có được là hữu hạn nên cách tốt nhất để có thể kiểm soát được công việc và mang đến hiệu quả cao dù ở bất kì vai trò gì hay lĩnh vực nào là hãy có được kỹ năng lên kế hoạch.

Kỹ năng lên kế hoạch là sẽ giúp bạn xem xét quỹ thời gian và dự định bạn sẽ làm gì để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

21. Kỹ năng tạo sự ảnh hưởng với người khác

Trở thành một người có ảnh hưởng tốt đến mọi người sẽ giúp bạn giành được sự ủng hộ của họ khi đưa ra những đề xuất, những ý kiến và nhờ đó khả năng thành công của bạn rất cao.

Khi bạn nêu lên những chính kiến, những đề nghị của bản thân và được mọi người ủng hộ lắng nghe và chấp thuận, thì lúc đó bạn đã có tác động, ảnh hưởng đến người khác.

Nếu bạn là người lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp, bạn sẽ làm rất nhiều công việc và học rất nhiều thứ. Bạn phải là người truyền cảm hứng, là người hoà giải, là người ra quyết định, là người dẫn dắt và đặt biệc bạn phải là người tạo ra sự ảnh hưởng đến người khác.

22. Kỹ năng tư duy sáng tạo

Nếu chúng ta trở về những thời đại trước, thông tin là một sức mạnh vô cũng lớn lúc đó, ai năm được thông tin người đó sẽ là người chiến thắng. Nhưng ngày nay, chúng ta đăng sống trong một xã hội “phẳng” về mọi mặt, người chiến thắng sẽ là người tạo nên sự khác biệt. Nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo thì bạn sẽ mãi là kẻ không có bước tiến mới hay những đột phá tạo nên sự khác biệt đó.

Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là cách để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng vi diệu này một cách hiệu quả nhất?

23. Kỹ năng chịu áp lực cao

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với vô vàn những áp lực đến từ nhiều phía, đây là nguyên nhân khiến nhiều người roi vào trang thái căng thẳng, đôi khi bế tắc, nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và từ bỏ,…Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề này không quá khó như nhiều người vẫn tưởng.

Mỗi ngày mở mắt dậy, chúng ta đều thấy một núi công việc đang ngập đầu, một đống thứ phải giải quyết từ cuộc sống đến các mối quan hệ xung quanh và không thể làm hết việc trong ngày. Cứ như vậy theo sự chai lì, tất cả nhiệt huyết và năng lượng dành cho công việc tan biến.

Khả năng vượt qua áp lực công việc không phải tự nhiên có mà trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Cá nhân nào có được khả năng này sẽ tự chủ được quá trình giải quyết công việc. Tránh bị công việc kéo vào một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu và giải quyết như thế nào?

24. Kỹ năng kiên trì và nỗ lực

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời, mọi thứ khó khăn sẽ ập đến đến mức khiến bạn muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định để thực hiện mục tiêu mà bản thân đề ra. Tuy nhiên, bạn phải biết là từ bỏ không phải là một sự lựa chọn. Nếu bạn là một người dễ từ bỏ mục tiêu đề ra dù đó chỉ là những mục tiêu nhỏ bé thôi thì không bo giờ bạn sẽ thành công được.

Nhưng lúc như thế, cái bạn nghĩ không phải là sự từ bỏ, mà hãy nghĩ đến động cơ lúc bạn đâu bạn đã làm để KIÊN TRÌ và NỔ LỰC vượt qua tất cả.

Kỹ năng nào cũng quan trọng, tuy nhiên nếu phải lựa kỹ năng quan trọng nhất, giá trị nhất của cả cuộc đợi mỗi con người thì tôi lựa chọn là sự kiên trì. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố dẫn đến thành công.

Kiên trì – Nỗ lực không chỉ là kỹ năng, mà đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục tiêu mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ cho dù trải qua những khó khăn thử thách đến thế nào chăng nữa cũng làm quyết liệt đến cùng. Càng nỗ lực càng thành công, càng kiên trì càng may mắn!

25. Kỹ năng đọc sách

Kỹ năng đọc sách – Tưởng dễ mà lại khó. Sách là nguồn tri thức của nhân loại. Ai trong chúng ta đều có thể tự tin để nói rằng mình có thể đọc sách. Nhưng kì thực kỹ năng đọc sách không ai cũng làm tốt được.

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao có người chỉ cần đọc 1 cuốn sách trong khoảng thời gian 1h nhưng vẫn năm vững kiến thức, còn bạn dành cả tuần vẫn còn loay hoay mà vẫn chưa đọc hết cuốn sách chưa? Tất cả nằm ở kỹ năng đọc sách

Để hình thành kỹ năng đọc sách, bước đầu các bạn nên áp dụng quy trình sau đây. Dần dần tạo thành thói quen bạn sẽ có được kỹ năng này để đọc sách hiệu quả và lĩnh hội được lượng kiến thức khổng lồ.

26. Kỹ năng làm việc nhanh (hiệu suất cao)

Hãy maset trong đầu bạn một trạng thái là không làm thì thôi đã làm thì làm cho tới và làm với hiệu suất cao.

Kỹ năng làm việc nhanh sẽ khiến bạn vừa đạt được mục tiêu nhanh hơn đồng thời tạo cho bạn sự PHẢN XẠ trong công việc rất tốt. Năng lực từ đó cũng đi lên và bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu đã đề ra.

27. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ có lợi và bền vững là một điều RẤ RẤT QUAN TRỌNG trong công việc và cả trong cuộc sống của chúng ta. Cách bạn cư xử trong giao tiếp sẽ là nhân tố quyết định cho việc xây dựng mối quan hệ có lâu dài hay không. Ngoài ra cần có rất nhiều yếu tố khác để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp như niềm tin, sự rộng lượng, sự tha thứ,…Xây dựng mối quan hệ là quá trình quan trọng không thể thiếu để bạn phát triển sự nghiệp và cuộc sống của mình.

28. Kỹ năng làm việc độc lập

Có người thích làm việc một mình, có người thì lại thích làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, cách tốt nhất là chúng ta có sự kết hợp giữa 2 kỹ năng này để bạn có thể làm việc một cách hiệu quả nhất. Dù là bạn đang làm việc nhóm chúng ta vẫn có những lúc cần đến sự độc lập để hoàn thiện công việc của cá nhân được giao.

Làm việc độc lập là một kỹ năng mà rất nhiều nhà tuyển dụng đề cập trong tiêu chí tuyển dụng khi tìm hiểu về một nhân viên nào đó. Vấn đề không phải bạn có thể giải quyết nhiều công việc cùng một lúc, vừa là công việc của nhóm vừa công việc của bản thân. Mà quan trọng là bạn có biết cách vừa làm việc hòa đồng, vừa làm việc độc lập được hay không? Bởi vì có những lúc rất cần sự tương tác nhưng có lúc lại cần sự độc lập trong công việc.

Và kỹ năng làm việc độc lập nằm trong nhóm kỹ năng mềm cần thiết cho mọi người khi làm bất kì một công việc nào đó.

29. Kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc

Hâu hết mọi người trong chúng ta không nhận thức được là chính mình đang điều khiển cảm xúc của bản thân chứ không phải là bất kì một người nào khác. bạn thường để cảm xúc của mình trôi đi, lúc buồn lúc chán lúc vui mà không hề hay biết rằng cảm xúc gây ảnh hướng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của bạn.

Những lúc bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, bộ não của bạn sẽ chạy và chuyển cảm xúc của bạn thành nhiều trạng thái khác nhau. Nếu cứ để tình trang này tiếp diễn nó sẽ khiến nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu trong bạn. Việc này sẽ là câu trả lời vì sao mà nhiều người dù ngủ đủ 8 tiếng một ngày mà khi đi học đi làm vẫn cảm thấy buồn ngủ. Hoặc những người khi bước vào công việc thấy một núi việc thì cảm thấy chán và nản chí. Cảm xúc của mỗi người là một hình thức trải nghiệm cơ bản về thái độ chúng ta đối với sự vật, hiện tượng , với người khác và với chính mình. Cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, trong khi ai cũng luôn muốn có những cảm xúc tích cực thì cảm xúc tiêu cực lại chi phối ta nhiều hơn.

30. Kỹ năng tích lũy, tiết kiệm

Tích lũy tiền là chủ đề rộng & rất khó giải quyết trong vài gạch đầu dòng, nhưng mình cố gắng list ra vài keywords hi vọng bạn đúc kết được nhiều điều.

31. Kỹ năng TỪ CHỐI

Trong việc giao tiếp hằng ngày, nghệ thuật từ chối là 1 kỹ năng RẤT QUAN TRỌNG những rất nhiều người lại không vận dụng được nó suôn sẻ. Bạn phải hiểu một điều rằng sự tôn trọng không phải lúc nào cũng được thể hiện bằng việc đồng ý khi có ý kiến hay đề nghị đưa đối phương đưa ra.

Rất nhiều người trong chúng ta lựa chọn cách giải quyết công việc theo tình cảm và rất ngại phải từ chối một lời dề nghị nào đó. Điều này HOÀN TOÀN SAI LẦM! Có những lúc bạn cũng phải biết nói “không” và từ chối khéo léo để tránh phiền hà và áp lực cho bản thân mình.

32. Kỹ năng xây dựng tính cách KHIÊM TỐN

Khiên tốn là một đức tính tốt đẹp mà ai trong cuộc sống cũng cần phải có. Nó được thể hiện qua từng lời nói, cử chỉ hành động của bạn đối với những người đối diện.

(Nguồn Sưu Tầm)

Ngày cập nhật 04 Oct 2022 Tác giả: vietgroup.com.au
32 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT TRONG CÔNG VIỆC VÀ TRONG CUỘC SỐNG

Viết 1 ý kiến

Têncủa bạn:


Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !

Đánh giá: Tệ           Tốt

Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:

Reload

Từ khóa:
 
X
E

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VIETGROUP 

Trụ sở: 33 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Bộ phận Công nghệ: 35 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TP.HCM

Tel: 02862705057; Fax: 02862705056; Email: contact@vietgroup.com.au; Fanpage: Vietgroup Edu

Vietgroup Edu © 2024 Cài đặt bởi WebsiteGiaSoc

BACK TO TOP